Blog

100+ thuật ngữ Crypto phổ biến cho nhà đầu tư mới

100+ thuật ngữ Crypto phổ biến cho nhà đầu tư mới
Đầu Tư

100+ thuật ngữ Crypto phổ biến cho nhà đầu tư mới

Trong thị trường Crypto, việc hiểu và sử dụng đúng thuật ngữ là cực kỳ quan trọng. Thuật ngữ không chỉ là cơ sở kiến thức giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho nhà đầu tư, mà còn là công cụ đánh giá rủi ro và lợi ích của các dự án. Sử dụng thuật ngữ chính xác cũng là biện pháp bảo mật, giúp tránh sai sót và rủi ro trong giao dịch.

Ngoài ra, việc hiểu và sử dụng thuật ngữ đúng cũng giúp tương tác và giao tiếp hiệu quả với cộng đồng crypto, cũng như tận dụng các cơ hội đầu tư mới trong thị trường tiền điện tử. Đó chính là lý do tại sao hiểu biết về thuật ngữ trong crypto không chỉ là vấn đề của sự chuyên nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến thành công và an toàn khi tham gia thị trường này.

Dưới đây là 100 thuật ngữ thường được sử dụng trong thị trường mà bạn không thể không biết:

  1. Airdrop: hinh thức phân phối crypto miễn phí cho người dùng.
  2. Altseason: giai đoạn khi giá của các loại tiền điện tử ngoài Bitcoin, chỉ có altcoins tăng mạnh.
  3. ATH (All-Time High): giá cao nhất mà một loại tiền điện tử từng đạt được.
  4. APY (Annual Percentage Yield): tỷ suất lợi nhuận hàng năm, chỉ tỉ lệ lợi nhuận hàng năm từ các khoản tiết kiệm hoặc đầu tư.
  5. APR (Annual Percentage Rate): chỉ số tỉ lệ lợi nhuận hoặc lãi suất hàng năm từ một khoản đầu tư hoặc tiết kiệm.
  6. Bearish: xu hướng bi quan về giá của tiền điện tử, dự đoán giảm giá.
  7. Bear market: thị trường giảm giá khi giá của các tài sản liên tục suy giảm trong một khoảng thời gian.
  8. Blockchain: công nghệ sổ cái phi tập trung, là nền tảng của tiền điện tử bao gồm các khối thông tin liên kết với nhau.
  9. Block: còn gọi là khối, là một tập hợp các giao dịch hoàn tất trong một khoảng thời gian nhất định, là phần cấu thành của blockchain.
  10. Bridge: giao thức để chuyển đổi token giữa hai nền tảng blockchain khác nhau.
  11. Bullish: xu hướng lạc quan, tin tưởng vào việc giá của tiền điện tử sẽ tăng.
  12. Bull market: thị trường tăng giá, là thời kỳ khi giá của các tài sản tiền điện tử tăng liên tục.
  13. Burn: thường được gọi là đốt coin, là quá trình loại bỏ hoàn toàn một loại tiền điện tử hoặc token khỏi lượng cung lưu thông.
  14. CEX (Centralized Exchange): sàn giao dịch tập trung, là các nền tảng giao dịch tiền điện tử được quản lý và vận hành bởi một tổ chức trung gian.
  15. Crypto (hay Cryptocurrency): là một loại tiền tệ được mã hoá trên blockchain, được sử dụng trong các giao dịch và hoạt động trên mạng blockchain.
  16. Cold wallet: ví lạnh hoặc ví cứng, là loại ví lưu trữ thông tin về tiền điện tử trong một bộ nhớ riêng, không kết nối với Internet.
  17. Consensus: sự đồng thuận, là quá trình mà các thành viên trong mạng blockchain đồng ý về thứ tự và nội dung của các khối dữ liệu.
  18. Cross chain: chuỗi chéo, là khái niệm kỹ thuật liên quan đến việc trao đổi thông tin và giá trị giữa các blockchain khác nhau.
  19. DAO (Decentralized Autonomous Organizations): tổ chức quản trị phi tập trung, là hình thức tổ chức được điều hành và quản lý bởi các nguyên tắc và hợp đồng thông minh trên blockchain.
  20. Dapps (Decentralized Application): ứng dụng phi tập trung, là các ứng dụng được xây dựng và hoạt động trên mạng lưới blockchain mà không có một cơ quan trung gian điều hành.
  21. DCA (Dollar cost averaging): chiến lược trung bình giá, là cách chia nhỏ khoản đầu tư ra làm nhiều lần để có mức giá trung bình tốt nhất và giảm thiểu ảnh hưởng của biến động thị trường.
  22. Defi (Decentralized Finance): là các dịch vụ tài chính hoạt động trên nền tảng blockchain, không cần sự trung gian của các tổ chức truyền thống.
  23. Derivatives: phái sinh, là công cụ tài chính có giá trị dựa trên giá của một tài sản cơ bản.
  24. Devnet: mạng làm việc của các lập trình viên và nhà phát triển để thử nghiệm và phát triển ứng dụng trước khi triển khai chính thức.
  25. DEX (Decentralized Exchange): sàn giao dịch phi tập trung, cho phép trao đổi tiền điện tử trực tiếp giữa các bên mà không thông qua trung gian, được xây dựng trên blockchain.
  26. DID (Decentralized Identifier): là một hình thức định danh phi tập trung, độc lập, được sử dụng như một bằng chứng cho việc sở hữu một thực thể kỹ thuật số.
  27. DLT (Distributed Ledger Technology): công nghệ sổ cái phân tán, là nền tảng của blockchain, là một loại cơ sở dữ liệu được chia sẻ và lưu trữ bởi nhiều bên.
  28. dPos (Delegated Proof of Stake): một cơ chế đồng thuận tương tự Proof of Stake nhưng người nắm giữ token có thể uỷ thác quyền biểu quyết cho người khác.
  29. DYOR (Do Your Own Research): tự nghiên cứu cẩn thận trước khi ra quyết định đầu tư, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin kỹ trước khi đầu tư.
  30. Double spending: rủi ro một đồng tiền điện tử được sử dụng hai lần trong hệ thống cùng một lúc.
  31. EVM (Ethereum Virtual Machine): là một máy ảo cho phép thực thi hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum.
  32. EIP (Ethereum Improvement Proposal): là tài liệu mô tả các cải tiến trên nền tảng Ethereum như chuẩn API, hợp đồng thông minh, và thông số kỹ thuật.
  33. Epoch: là toàn bộ quá trình chạy dữ liệu thông qua một thuật toán trong hệ thống.
  34. ERC (Ethereum Request for Comment): là một giao thức cho phép nhà phát triển giới thiệu các cải tiến mới vào mạng Ethereum.
  35. EMA (Exponential Moving Average): là đường trung bình động lũy thường, thường được dùng trong phân tích kỹ thuật. Các EMA có thể được coi như kháng cự, hỗ trợ của nến.
  36. Fiat: tiền pháp định truyền thống như USD, Euro, VNĐ,… được phát hành bởi các chính phủ.
  37. FOMO (Fear of Missing out): là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào một loại tiền điện tử khi giá tăng.
  38. FUD (Fear, uncertainty, and doubt): là việc lan truyền thông tin tiêu cực hoặc tin đồn để gây ra nỗi sợ hãi trên thị trường.
  39. Flash loan: vay chớp nhoáng, là một hình thức vay không cần thế chấp trên DeFi mà diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
  40. Gas: phí được người dùng trả để thực hiện giao dịch hoặc hợp đồng thông minh trên mạng blockchain.
  41. Gem: thuật ngữ chỉ một loại tiền điện tử được đánh giá thấp hơn so với giá trị thực và có tiềm năng tăng trưởng.
  42. GameFi: là sự kết hợp của tài chính phi tập trung (DeFi), Non-Fungible Token (NFT) và những trò chơi trực tuyến dựa trên blockchain. Khác với các game trực tuyến truyền thống, hoạt động theo hình thức người chơi mua các bản nâng cấp và từ đó giành được lợi thế hơn so với những trò chơi khác trên thị trường.
  43. Halving: thời điểm mà phần thưởng từ khối xác thực giảm đi một nửa, phổ biến với Bitcoin.
  44. Hard fork: sự kiện yêu cầu các nhà vận hành và trình xác thực nâng cấp phần mềm, ảnh hưởng đến tính hợp lệ của các khối trên mạng.
  45. Hash: kết quả của một thuật toán mã hóa tạo ra một chuỗi ký tự duy nhất và bảo mật.
  46. Hash rate: đơn vị đo lường năng lực tính toán của một máy hoặc cụm máy.
  47. HODL: xuất phát từ “HOLD”, khuyến khích việc nắm giữ tiền điện tử dù có biến động thị trường.
  48. Hackathon: là những cuộc thi dành cho các nhà phát triển, nhằm tạo ra các dự án tiềm năng cho một hệ sinh thái. Các dự án được chấm thi sẽ có phần thưởng cho người thắng cuộc. Một số hackathon có thể kể đến như: Solana Season Hackathon của Solana, NEAR MetaBUILD Hackathon của Near,…
  49. Hot wallet: ví nóng, là phần mềm cho phép tương tác và thực hiện các hoạt động trên blockchain qua Internet.
  50. ICO (Initial Coin Offering): quá trình kêu gọi vốn bằng cách bán crypto lần đầu cho các nhà đầu tư.
  51. IDO (Initial Dex Offering): đợt mở bán lần đầu của crypto/token trên các sàn giao dịch phi tập trung.
  52. IEO (Initial Exchange Offering): đợt mở bán lần đầu của crypto/token trên các sàn giao dịch tập trung.
  53. IOU (I Owe You): một cam kết của một bên đang có một khoản nợ với một bên khác.
  54. IPFS (InterPlanetary File System): là hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán toàn cầu. IPFS sử dụng địa chỉ nội dung để nhận dạng tệp thay vì lưu trữ tại một máy chủ.
  55. IPO (Initial Public Offering): là quá trình mở bán cổ phần công khai lần đầu của các công ty, tập đoàn.
  56. KYC (Know Your Customer): là quá trình xác định danh tính của người dùng.
  57. Leverage: đòn bẩy, là việc người dùng mượn tiền của sàn để long hoặc short. Nhờ việc này người chơi sẽ cần ít vốn mà vẫn có thể kiếm được nhiều tiền nếu giá đi theo chiều hướng thuận lợi, nhưng đôi khi nó cũng khiến người chơi mất tiền khi gặp trường hợp giá đi theo chiều ngược lại.
  58. Layer: các tầng hay lớp khác nhau của một blockchain, mỗi lớp có một chức năng riêng.
  59. Lightning Network: mạng lưới tầng 2 được thiết kế để giải quyết vấn đề mở rộng của Bitcoin, cho phép giao dịch nhanh hơn.
  60. Liquidity: thanh khoản, khả năng có thể giao dịch của một loại tài sản.
  61. LP token (Liquidity Provider token): là loại token được phát hành cho người cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch phi tập trung (DEX).
  62. LSD token (Liquidity Staking Derivatives): là loại token phái sinh tượng trưng cho lượng tài sản được uỷ thác trong một giao thức DeFi.
  63. Mainnet: mạng chính thức của một blockchain.
  64. Market Cap: vốn hóa thị trường, tổng giá trị của một loại tiền điện tử ở một thời điểm.
  65. Mining: quá trình xác thực giao dịch và thêm một khối mới vào blockchain, thường được gọi là “đào”.
  66. Mint: tạo lượng crypto/token mới và thêm vào lượng cung lưu hành để giao dịch, thường được gọi là “đúc”.
  67. Moon: ám chỉ giá của một loại tiền điện tử tăng cao vọt.
  68. NFT (Non-fungible token): là loại token không thể thay thế được, không có bản sao khác trên blockchain.
  69. Nonce: số chỉ được sử dụng một lần, thêm vào thông tin mã hoá của một khối để đáp ứng yêu cầu về độ khó của giao thức.
  70. Oracles: thực thể tương tác thông tin từ thế giới thực vào hệ thống phi tập trung, tìm kiếm và xác thực thông tin.
  71. Whale: cá mập, ám chỉ một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ một lượng lớn tiền điện tử.
  72. Public key: khoá công khai, là đoạn mã được mã hoá từ Private key, được sử dụng để mã hoá văn bản thuần tuý thành văn bản mã hoá.
  73. Pump and Dump: ám chỉ một loại tiền điện tử bị thao túng, đẩy giá lên cao và giảm đột ngột sau đó.
  74. P2P (Peer to peer): hình thức giao dịch hoặc mạng lưới mà không có bên trung gian nào.
  75. Rekt: tiếng lóng từ “wrecked”, ám chỉ việc thua lỗ nặng trong thị trường tiền điện tử.
  76. PoA (Proof of Authority): là cơ chế đồng thuận sử dụng danh tính của người vận hành như một cổ phần để xác thực khối.
  77. Pool: tập hợp nguồn lực tính toán hoặc cổ phần nhằm gia tăng cơ hội giành được phần thưởng từ hệ thống.
  78. PoS (Proof of Stake): là cơ chế đồng thuận dựa trên việc người vận hành có lượng crypto/token khoá trong hệ thống blockchain.
  79. PoW (Proof of Work): là cơ chế đồng thuận dựa trên việc xác thực giao dịch và tạo khối mới thông qua việc giải quyết một bài toán.
  80. Private key: khoá riêng tư, là đoạn mã được mã hoá bất đối xứng, có khả năng giải mã các thông tin được mã hoá bằng Public key.
  81. Rollups: công nghệ mở rộng của blockchain, cho phép giao dịch được thực thi bên ngoài chuỗi chính và sau đó gửi lên chuỗi chính để xác thực.
  82. Rug pull: hình thức lừa đảo khi nhóm phát triển rời bỏ dự án và lấy đi tiền của nhà đầu tư.
  83. RWAs (Real-World Assets): đề cập đến các tài sản ngoài chuỗi như ở thế giới thực được mã hoá thành token trên blockchain.
  84. Shill: quảng cáo hoặc ủng hộ một loại tiền điện tử với mục đích cá nhân.
  85. Shitcoin: các đồng tiền điện tử không có giá trị sử dụng hoặc tiềm năng tăng giá.
  86. Smart contracts: hợp đồng được mã hoá trên blockchain, thường được sử dụng để thực hiện các giao dịch tự động mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
  87. Soft fork: áp dụng các thay đổi chức năng vào blockchain mà không làm thay đổi cấu trúc nền tảng của blockchain.
  88. Stablecoin: đồng tiền ổn định được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, thường được neo giá với tiền pháp định hoặc sử dụng thuật toán.
  89. Staking: phương thức trong hệ thống Proof of Stake (PoS) sử dụng token để tham gia xác thực giao dịch và nhận phần thưởng.
  90. SHA (Secure Hash Algorithm): là thuật toán băm an toàn, được sử dụng để mã hoá dữ liệu thành một đoạn dữ liệu có độ dài không đổi trên blockchain. Blockchain thường sử dụng SHA-256.
  91. Sharding: phương pháp mở rộng blockchain, cho phép chia blockchain thành các phần nhỏ có thể xử lý song song, giúp tăng hiệu suất của hệ thống.
  92. Swap: hình thức trao đổi giữa các loại tài sản khác nhau trên blockchain.
  93. Testnet: mạng thử nghiệm của một blockchain, được sử dụng để kiểm tra và phát triển ứng dụng mà không cần sử dụng tiền thật.
  94. TGE (Token Generation Event): quá trình phát hành token để huy động vốn từ cộng đồng hoặc nhà đầu tư.
  95. Token: đơn vị được phát hành trên một nền tảng blockchain, tồn tại ký sinh trên blockchain đó và không phải là tài sản crypto gốc.
  96. Tokenomics: khái niệm về nền kinh tế của một loại tiền điện tử hoặc token, bao gồm nguyên tắc quản lý phát hành và cung ứng.
  97. TVL (Total Value Locked): chỉ số về tổng lượng tiền hoặc token được uỷ thác trong một giao thức DeFi.
  98. UTXO (Unspent Transaction Output): chỉ một số dư còn lại chưa được chi tiêu sau khi hoàn thành một giao dịch trên blockchain.
  99. Validator: người tham gia vào việc xác thực các khối trong hệ thống blockchain và nhận phần thưởng từ việc xác thực.
  100. Whitepaper: tài liệu từ đội ngũ dự án, cung cấp thông tin về ý tưởng, lộ trình thực hiện của một blockchain hoặc tiền điện tử.
  101. Whale Alert: cảnh báo về hoạt động của các nhà đầu tư lớn nắm giữ lượng lớn tiền điện tử, có thể ảnh hưởng đến giá của một loại tiền điện tử.
  102. Yield Farming: hình thức tìm kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi.

Để lại suy nghĩ của bạn ở đây

Sàn giao dịch Exness

Sàn giao dịch XTB

Sàn giao dịch XM